Máy hàn điện -Công nghệ inverte trong máy hàn
Bạn đã hiểu gì về công nghệ
Inventer trong may hàn? máy hàn điện inventer là loại máy hàn được thiết kế nhỏ
gọn, có thể xách tay được, dễ dàng di chuyển khi hàn ở công trường, máy hàn
inverter cho chất lượng hàn cao, có thể ứng dụng hàn nhiều quy trình như hàn hồ
quang tay, hàn MIG, TIG, hàn dây lõi thuốc, cắt đục kim loại và hàn ở chế độ
dòng xung. Và ở dòng máy cao cấp hơn, máy hàn inverter tích hợp công nghệ điều khiển dạng sóng cho phép điều khiển tốt
hơn biến thiên của hồ quang và tự động tinh chỉnh hồ quang tạo mối hàn tốt nhất.
Ưu nhược điểm của máy hàn invetrer
Ưu điểm: Máy hàn thế hệ mới có
nhiều ưu điểm vượt trội hơn máy hàn biến áp cùng dòng. Cụ thể như sau:
- Nhẹ hơn: Máy hàn thế hệ mới chỉ
nặng 4kg, bằng 1/5 máy hàn biến áp cùng dòng ra.
- Sử dụng năng lượng hiệu quả
hơn: Máy hàn thế hệ mới có sử dụng biến áp nhưng nhỏ hơn rất nhiều so với máy
hàn thế hệ cũ, do đó điện tiêu hao do sinh nhiệt là nhỏ hơn rất nhiều so với
máy hàn cũ, mặt khác hệ thống quạt làm mát nhỏ và tiết kiệm năng lượng hơn
- Máy hàn thế hệ mới cho dòng hàn
ra xoay chiều nên dòng hàn sẽ ổn định hơn rất nhiều so với dòng ra xoay chiều của
máy cũ.
- Chu kỳ tải dài hơn: máy hàn mới
có chu kỳ tải đến 60% máy cũ chỉ có 20% (chu kỳ tải là thời gian máy làm việc
liên tục trong 10 phút) càng cao thì năng suất lao động càng lớn.
- Ít hỏng hóc hơn: máy hàn mới
trang bị các hệ thống tự bảo vệ tự ngắt khi quá nhiệt, quá dòng các hệ thống
máy cũ cũng có nhưng thường không hiệu quả; Sửa chữa nhanh hơn các hệ thống mạch
điện tử có thể thay dễ dàng khi hỏng hóc giống như thay phụ kiện trên cái máy
tính anh đang sử dụng vậy.
Nhược điểm: Ngoài những ưu điểm vượt trội như trên thi máy hàn thế
hệ mới cũng có một vài nhược điểm cần cải tiến như sau:
- Việc sửa chữa yêu cầu người am
hiểu về các mạch điện tử, do đó khác với máy hàn biến áp, người thợ thường
không thể tự sửa được;
- Giá thành cao hơn do sử dụng
công nghệ tiên tiến hơn nên giá thành của thiết bị là cao hơn. Ví dụ: VARC 180
có giá bán hiện tại là 2.700.000 VND so với BX6 (dây nhôm) là 1.540.000VND.
Chúng ta có thể tính toán để biết
vì sao máy hàn inverter có thể tiết
kiệm chi phí hơn các loại máy hàn sử dụng biến áp truyền thống và máy hàn
inverter nào là tốt nhất trong việc tạo ra hiệu quả năng lượng. Sử dụng các bước
tính sau để đánh giá.
Bước 1 – Tính công suất đầu ra
Trước tiên, hãy xem thông số hiển
thị trên máy để xác định điện áp ra (Vout). Lấy ví dụ là 32V. Sau đó nhân với
dòng ra (Iout) được chỉ trên đồng hồ hiển thị Ampe. Trong trường hợp này, lấy
giá trị là 300A.
Vout x Iout = Công suất nguồn
(Wout) ( đơn vị tính là wat)
32v x 300 amps = 9,600 watts Hoặc
9.6 KW
Bước 2 – Tính công suất đầu vào
Bây giờ ta có công suất ra từ kết
quả tính trên (KWout) và chia cho hiệu suất (Eff). Hiệu suất được cung cấp bởi
nhà sản xuất máy hàn. Tính tóan này sẽ cho ta công suất vào tính bằng
kilowatts.
KWout ÷ Eff = Công suất đầu vào
(KWin)
9.6 KW ÷ 88.2% (or 0.882) = 10.88
KW
Bước 3 – Tính Chi phí vận hành
trong quá trình hàn
A) Tiếp theo, tính số kilowatt giờ được sử dụng
trong 1ngày (KWh1/ngày) bằng cách lấy công suất đầu vào được tính ở Bước#2
(KWin) nhân với số giờ mỗi ngày mà máy hoạt động ( ví dụ, giả định hàn 4 giờ một
ngày)
KWin x #giờ/ngày = Kilowatt giờ sử
dụng trong một ngày (KWh1/day)
10.88 KW x 4 Hrs. = 43.52 KWgiờ/ngày
B) Tiếp tục lấy công suất tính được
(KWin) nhân với số giờ trong một ngày mà máy hoạt động nhân với giá điện trên
1KW giờ. Lấy giá điện được tính là $0.12578 là mức giá điện công nghiệp trung
bình.
KWin x số giờ/ngày x Giá/KWgiờ ($/KWh) = Chi
phí hàn hàng ngày
10.88 x 4 x $0.12578 = $5.47
Bước 4 – Tính chi phí vận hành
trong thời gian máy chạy không tải
A) Bây giờ bạn sẽ tính mức tiêu thụ không tải
trong ngày(KWh2). Để làm việc này, lấy công suất nguồn vào (KWIdle) nhân với số
giờ chạy không tải một ngày. (Chúng tôi giả định rằng trong một ngày tám tiếng
đồng hồ, nếu hàn được thực hiện bốn giờ, số giờ không tải sẽ là bốn giờ.)
KWI không tải x số giờ không tải
. = Công suất tiêu thụ không tải trong 1 ngày (KWh2)
0.4 KW x 4 giờ = 1.6 KW giờ
B) Bây giờ lấy công suất đầu vào
không tải (KWkhông tải) đã có trên biến áp công suất – trong trường hợp này là
400 watts (hay 0.4 KW) – nhân với số giờ chạy không tải nhân với giá điện
/kilowatt giờ.
KWkhông tải x Số giờ chạy không tải x Giá điện/KW giờ = Chi phí chạy không tải
hàng ngày
0.4 KW x 4 giờ. x $0.12578 = $0.20
Bước 5 – Tính tổng chi phí vận
hành
Bây giờ lấy chi phí vận hành
trong quá trình hàn mỗi ngày tính ở bước #3 cộng với chi phí vận hành không tải
hàng ngày ở bước #4 ở trên sẽ được chi phí vận hành hàng ngày.
Chi phí vận hành hàn hàng ngày +
Chi phí chạy không tải hàng ngày = Chi phí vận hành hàng ngày (Tổng cộng
$/ngày)
$5.47 + $0.20 = $5.67
=> Bằng cách so sánh con số này với biến áp
truyền thống hoặc với máy hàn inverter cạnh tranh khác, bạn có thể dễ dàng chỉ
ra máy nào tiết kiệm chi phí hơn.
Hãy chọn mua cho mình một chiếc máy hàn hợp lý nhất!
Máy hàn điện -Công nghệ inverte trong máy hàn
Reviewed by Unknown
on
19:58
Rating:
Không có nhận xét nào: